
Chi tiết quy trình vệ sinh máy lạnh âm trần đúng cách
Vệ sinh máy lạnh âm trần định kỳ giúp tăng tuổi thọ, tiết kiệm điện năng và đảm bảo không khí trong lành cho không gian sống
Máy lạnh âm trần không được vệ sinh sau một thời gian dài có thể bị ảnh hưởng xấu. Chẳng hạn như giảm tuổi thọ máy lạnh, hiệu suất làm mát và công suất hoạt động kém. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ máy nhằm cải thiện hiệu quả làm mát và duy trì độ bền của sản phẩm. Bài viết dưới đây của HIKAWA sẽ hướng dẫn đầy đủ và chi tiết quy trình vệ sinh.
1. Tại sao nên vệ sinh máy lạnh âm trần định kỳ?
Tương tự như các thiết bị điện khác, máy lạnh âm trần cũng cần được vệ sinh định kỳ. Qua đó, đảm bảo thiết bị hoạt động lâu bền và hiệu quả. Cụ thể:
- Bảo vệ sức khỏe: Vệ sinh máy lạnh nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại cho sức khỏe. Chẳng hạn như vi khuẩn, virus, nấm mốc, bụi bẩn,...
- Tiết kiệm điện năng: Loại bỏ bụi bẩn giúp máy hoạt động trơn tru, tiết kiệm điện năng và tiền điện.
- Tăng tuổi thọ cho máy: Vệ sinh định kỳ giúp đảm bảo máy sạch sẽ, hoạt động bền bỉ và tăng tuổi thọ.
- Phát hiện sớm các hư hỏng: Trong quá trình vệ sinh, có thể phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng hoặc hoạt động bất thường tiềm ẩn trong máy. Khắc phục kịp thời giúp tránh tình trạng máy hư hỏng nặng và tốn kém chi phí sửa chữa.
2. Bao lâu nên vệ sinh máy lạnh âm trần 1 lần? Dấu hiệu cho thấy máy lạnh cần được vệ sinh
Số lần vệ sinh máy tùy theo tần suất sử dụng. Thông thường, bạn nên vệ sinh máy lạnh âm trần khoảng 3 - 6 tháng/lần. Trường hợp môi trường lắp đặt nhiều bụi bẩn, bạn nên cân nhắc vệ sinh máy khoảng 3 - 4 tháng/lần.
Ngoài ra, trong trường hợp máy xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn cần vệ sinh máy nhanh chóng:
- Hiệu quả làm lạnh kém: Máy hoạt động nhưng làm mát kém, gió thổi yếu, không đều. Phòng không mát hoặc lâu mát.
- Tăng chi phí tiền điện: Hóa đơn tiền điện tăng đột ngột dù không sử dụng nhiều. Chứng tỏ máy lạnh âm trần bị bụi bẩn bám làm tắc nghẽn, khiến máy phải hoạt động nhiều hơn để làm mát.
- Máy lạnh âm trần tỏa mùi hôi gây khó chịu khi sử dụng.
- Nước rò rỉ: Nước rò rỉ từ dàn lạnh hoặc dàn nóng của máy lạnh. Nguyên do có thể từ bụi bẩn bám vào đường ống thoát nước hoặc hư hỏng bộ phận trong máy.
3. Dụng cụ cần thiết để vệ sinh máy lạnh âm trần
Để đảm bảo quá trình vệ sinh thuận tiện, người dùng cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:
- Thang: Leo lên cao vệ sinh dàn lạnh.
- Bạt che: Che đồ đạc dưới khu vực vệ sinh máy lạnh, tránh bụi bẩn và nước bắn xuống.
- Nước rửa chén pha loãng: Nước rửa chén pha loãng để vệ sinh lưới lọc, mặt nạ dàn lạnh và máng nước ngưng.
- Máy bơm nước áp lực: Dùng để xịt rửa dàn lạnh.
- Cọ quét: Vệ sinh các khe, kẽ dàn lạnh.
- Găng tay: Bảo vệ tay khỏi bụi bẩn và hóa chất.
4. Quy trình vệ sinh máy lạnh âm trần tại nhà
4.1 Lưu ý trước khi thực hiện
Trước khi vệ sinh máy lạnh, để đảm bảo an toàn và tránh gây hư hỏng máy, cần lưu ý một số điều sau:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị vệ sinh máy lạnh.
- Ngắt nguồn điện máy lạnh âm trần khoảng 5 tiếng trước khi vệ sinh, tránh trường hợp tích điện gây nguy hiểm.
- Kiểm tra sơ qua hoạt động của máy âm trần.
- Xả nước trong máng nước trước khi vệ sinh máy.
- Xịt nước xuôi theo chiều cánh tản nhiệt để tránh làm biến dạng sản phẩm.
- Kiểm tra bo mạch máy xem có bị ẩm ướt, đúng vị trí và có dấu hiệu bất thường không.
- Tháo ốc vít trên mặt nạ máy cẩn thận.
- Không sử dụng chất tẩy rửa dễ gây hỏa hoạn hoặc độc hại như thuốc tẩy, hóa chất, xăng dầu,... Chỉ nên sử dụng nước rửa chén, nước xà phòng, giấm pha loãng, chất tẩy rửa chuyên dụng
- Lau sạch hơi ẩm bằng mút mềm hoặc vải khô để ngăn chất lỏng, nước rơi vào các bộ phận điện gây chập điện.
4.2 Vệ sinh đối với dàn lạnh
- Bước 1: Di chuyển đồ đạc dưới máy lạnh âm trần (nếu có). Tháo mặt nạ máy và tấm lưới lọc để vệ sinh. Ngâm chúng vào dung dịch nước rửa chén pha loãng. Sau đó, dùng khăn mềm hoặc bàn chải đánh răng để chà rửa rồi rửa sạch bằng nước.
- Bước 2: Tháo bo mạch rồi vệ sinh bằng chổi nhỏ. Tiếp theo, dùng máy thổi khí để thổi sạch bụi bẩn và hong khô, tránh ẩm ướt.
- Bước 3: Treo bạt ở đầu góc dàn lạnh âm trần. Dùng vòi xịt nước để rửa và tránh văng nước ra ngoài. Sau đó, xịt rửa lưới lọc, dàn lạnh và các bộ phận bên trong. Cuối cùng dùng khăn lau khô hoặc máy hong khô.
- Bước 4: Tháo bạt xe, lau khô bộ phận bơm nước và quạt dàn lạnh.
- Bước 5: Lần lượt lắp lại các bộ phận như máng nước ngưng, đấu nối dây điện, giắc cắm bo mạch, mặt nạ và lưới lọc.
4.3 Vệ sinh đối với dàn nóng
- Bước 1: Tháo mặt nạ dàn nóng của máy lạnh âm trần.
- Bước 2: Dùng khăn mềm lau sạch bụi bẩn trên quạt gió dàn nóng. Sử dụng máy bơm nước áp lực xịt rửa dàn ngưng tụ. Tránh xịt trực tiếp vào ống đồng dàn ngưng tụ. Dùng cọ vệ sinh các khe, kẽ của dàn ngưng tụ, mặt nạ.
- Bước 3: Dùng vòi xịt rửa sạch bên ngoài dàn nóng.
- Bước 4: Dùng máy sấy hong khô các chi tiết mới rửa bên trong và ngoài dàn nóng.
- Bước 5: Lắp lại các bộ phận tại vị trí ban đầu.
Thông tin
CÔNG TY TNHH TMDV VIỆT TIÊN PHONG
Địa chỉ: 1050/98 Quang Trung, P8, Gò Vấp, TPHCM
Hotline: 0974659005-0906896488
Sale 1: 0333786488 (Ms Nhung)
Sale 2: 0974659005 (Ms Thúy)
Sale 3: 0906896488 (Ms Khánh)
Bài viết liên quan

Chi tiết quy trình vệ sinh máy lạnh âm trần đúng cách
Vệ sinh máy lạnh âm trần định kỳ giúp tăng tuổi thọ, tiết kiệm điện năng và đảm bảo không khí trong lành cho không gian sống Máy lạnh âm trần khôn... [Đọc tiếp]

Máy lạnh có wifi để làm gì? Vì sao nên mua máy lạnh có kết nối wifi
Máy lạnh có kết nối wifi được đánh giá cao bởi sự tiện lợi và linh hoạt chưa từng có ở các dòng sản phẩm thông thường trước đây. Vậy máy lạnh ... [Đọc tiếp]

Điều Hòa Thương Mại AUX 10HP – Giải Pháp Làm Mát Tối Ưu Cho Không Gian Lớn
(Việt Tiên Phong phân phối máy lạnh thương mại AUX chính hãng tại Việt Nam – Bảo hành dài hạn, giá tốt nhất thị trường!) Tổng Quan Sản Phẩm Điều ... [Đọc tiếp]





